“Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp

 

TPHCM sẽ triển khai chương trình hỗ trợ 200 doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình kéo dài từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Theo Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, kết quả điều tra trên địa bàn TP từ năm 2008 đến nay cho thấy đa số doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về vốn và công nghệ.

 

  
       

TPHCM sẽ triển khai chương trình hỗ trợ 200 doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình kéo dài từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020

Theo Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, kết quả điều tra trên địa bàn TP từ năm 2008 đến nay cho thấy đa số doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về vốn và công nghệ.

Trong đó, nhiều DN xác định vướng mắc lớn nhất là có đủ tiền nhập máy móc, thiết bị nhưng không có nhân lực đủ trình độ để vận hành máy móc, thiết bị đó cũng như cơ cấu tổ chức phù hợp.

 Bên cạnh đó, hầu hết DN khi nói đến đổi mới công nghệ thường đánh đồng với mua sắm thiết bị đơn thuần, chưa có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ mang tính bền vững, lâu dài.

 

 

Tập trung vào những ngành mũi nhọn

 

Hiện đã có 24 DN đăng ký chương trình tái cấu trúc DN, trong đó có Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, Công ty CP Dược phẩm Savi, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, Công ty CP Kềm Nghĩa, Công ty Liksin… Ông Đỗ Nam Trung, Phó Phòng Quản lý công nghệ - Sở Khoa học - Công nghệ TP, cho biết: “Giai đoạn đầu, TP đã chọn Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn để thí điểm, sau đó sẽ tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình sang những công ty khác”.

 

Hiện Sở Khoa học - Công nghệ TP đã tập hợp được gần 250 chuyên gia và 41 tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo nhân lực và quản lý dự án, nghiên cứu thiết kế chuyển giao công nghệ để hỗ trợ DN tham gia chương trình này.

 

Đội ngũ chuyên gia là những người làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các DN; có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, hiểu đúng thực trạng và nhu cầu của DN. Nói cách khác, họ đóng vai trò như các “bác sĩ”, trực tiếp đến “khám” sức khỏe DN; tham gia tư vấn tái cấu trúc cho các DN, tư vấn năng suất chất lượng, đổi mới công nghệ, quản lý tiên tiến, sở hữu trí tuệ, tư vấn tài chính tín dụng, cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ mới… phù hợp với năng lực của từng DN.

 

Đại diện Sở Khoa học - Công nghệ TP cho biết thêm: Chương trình sẽ tập trung vào những ngành mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và hướng đến công nghệ cao như điện - điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, chế biến tinh thực phẩm và dược phẩm.

 

Quy định đối tượng tham gia chương trình là DN có doanh thu không dưới 50 tỉ đồng/năm chỉ mang tính tương đối, sẽ được linh động điều chỉnh theo tình hình thực tế và nhu cầu DN. Chẳng hạn, phần lớn DN khoa học công nghệ là DN mới khởi nghiệp, có quy mô nhỏ và vừa, doanh thu chưa cao… nên sẽ có cơ chế hỗ trợ riêng.

 

Doanh nghiệp được hỗ trợ nhiều mặt

 

Trong các buổi làm việc về tái cấu trúc DN, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà khẳng định chủ trương của TP là sau khi bắt được “bệnh” của DN, TP sẽ hỗ trợ một phần để “chữa trị”, giúp DN tốt lên. Trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, TP sẽ hỗ trợ chi phí “khám bệnh”, nếu DN có nhu cầu thì tiếp tục bắt tay với các chuyên gia để thực hiện tái cấu trúc, TP hỗ trợ thông qua quỹ hỗ trợ kích cầu, quỹ hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ…

 

Theo các DN - đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ chương trình, tái cấu trúc DN là cần thiết nhưng đây là vấn đề mang tính hệ thống, phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food (SG Food), cho biết công ty đang rất cần được hỗ trợ để thực hiện tái cấu trúc.

 

Hiện SG Food phải thuê chuyên gia, tư vấn rà soát, cải cách lại hệ thống quản lý, đánh giá lại năng lực, xác lập lại mô hình tổ chức, chất lượng quản lý, phân công công việc… Ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, cho rằng không phải đợi đến lúc này mà từ nhiều năm nay, các DN đã thực hiện tái cấu trúc. Tuy nhiên, vì là hoạt động riêng lẻ của công ty nên chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại các nguồn nhân lực, tài lực, máy móc công nghệ… cho hợp lý.

 

Điều quan trọng nhất mà cộng đồng DN cần là thông qua chương trình này, lãnh đạo các cấp sẽ thấy hết những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của DN để “tái cấu trúc tư duy”, cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

 

 
 

Phải cải cách tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp

TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư - Tài chính Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng điểm chung của một số DN nằm ở chỗ chiến lược chủ yếu ngắn hạn mà chưa xây dựng trên nền tảng lâu dài hoặc họ cũng đặt ra một kế hoạch, chiến lược rồi nhưng chưa được các chuyên gia thẩm định và phân tích. Giải quyết những khó khăn hiện tại, hỗ trợ tái cấu trúc là cần thiết đối với sự sống còn của DN trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để phát triển ổn định, bền vững thì phải cải cách cả tư duy của lãnh đạo DN chứ không chỉ cải cách những vấn đề hiện tại. Bởi tư duy của lãnh đạo không thay đổi thì việc tái cấu trúc cũng chỉ mang tính hỗ trợ trước mắt, tạm thời chứ không lâu dài.

 
 

 

Theo Thanh Nhân - Sơn Nhung
NLĐ

 


               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?